Hiện nay, một trong những cách trị viêm mũi dị ứng vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao là bấm huyệt. Phương pháp này cũng đã được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Một vài động tác massage bấm huyệt sẽ giúp cho hệ hô hấp thông thoáng hơn, dễ chịu hơn.
Những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm mũi dị ứng là khó thở, tức ngực, đau người,... Khi mắc viêm mũi dị ứng thì một loạt cơ quan của hệ hô hấp đều sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi hô hấp.
Phương pháp massage bấm huyệt sẽ lấy giúp phục hồi hệ hô hấp. Các cơ quan hô hấp sẽ hoạt động tốt hơn, giảm tối đa mức độ đau cho bệnh nhân. Không những thế, bấm huyệt còn hạn chế được quá trình chảy dịch nhày, thúc đẩy nhanh quá trình đẩy dịch nhầy ra ngoài.
Sau đây là một số cách massage bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng:
• Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng bằng bấm huyệt Nghinh hương:
uyệt này nằm ở hai bên của cánh mũi. Bấm vào huyệt này sẽ trị được các về viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi,...
Cách thực hiện bấm huyệt : Đầu tiên, bạn hãy nhấn huyệt bên mũi trái trong thời gian từ 1 đến 3 phút. Sau đó chuyển qua bên mũi phải và làm tương tự. Mỗi ngày bạn nên thực hiện bấm huyệt từ năm đến mười lần. Bạn cũng có thể dùng thêm dầu nóng khi thực hiện bấm nguyệt để gia tăng hiệu quả.
• Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng bằng bấm huyệt Thượng tinh:
Huyệt này nằm trên đầu. Vị trí cụ thể: theo đường dọc chính giữa đầu, phần trũng ở giữa trán nối ấn đường và huyệt bách hợp. Dọc theo sống mũi dẫn đến lên trán nơi có chỗ trúng, cách tầm 1,5 cm hướng lên trên là huyệt thượng tinh.
Cách thực hiện bấm huyệt: Bạn dùng cả ngón trỏ và giữa day huyệt rồi sau đó vuốt mạnh từ trên xuống dưới. Lặp lại động tác từ ba cho đến năm lần tới khi trán nóng lên thì dừng.
• Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng bằng bấm huyệt Ế phong:
Vị trí huyệt Ế phong: là chỗ lõm ở giữa góc hàm dưới và gai xương chũm đằng sau dái tai. Huyệt Ế phong chữa được các bệnh ngạt mũi, cảm cúm, biến chứng viêm tai,...
Cách bấm huyệt: Lấy hai ngón tay bấm huyệt từ nhẹ tăng đến mạnh. Hãy dừng lại nếu bắt đầu cảm thấy đau. Thực hiện từ ba cho đến năm lần trong vòng 10 phút. Bạn nên thực hiện mỗi ngày 2 cho đến 3 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Những lưu ý khi thực hiện các động tác massage bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng: Không nên bấm huyệt khi đang có vết thương lở loét hoặc nhiễm trùng; Không được bấm huyệt khi đang quá no hoặc quá đói; Người đang có vết thương ở vùng xương khớp không nên bấm huyệt. Nên kết hợp với các liệu pháp khác như xông mũi, châm cứu,...để quá trình bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau khi uống đồ uống có cồn, các chất kích thích thì không được massage bấm huyệt bởi khi đó mạch máu đang chịu kích thích, có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Và cần phải chọn nơi bấm huyệt có uy tín, người bấm huyệt có tay nghề.