Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân bên trong trật ra khỏi vị trí của nó, chèn ép vào rễ dây thần kinh. Điều này thường xảy ra ở cột sống, bất kì đoạn nào cũng có khả năng bị thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là do:
- Ngồi hoặc vận động sai tư thế: Ngồi làm việc hoặc mang vác vật nặng sai cách dễ gây thoát vị đĩa đệm.
- Gặp chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi vị trí đĩa đệm.
- Tuổi tác: tuổi càng cao thì xương khớp, cột sống bên trong không còn hoạt động tốt, các vấn đề thoái hóa xảy ra tự nhiên.
- Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên cột sống.
- Bệnh lý cột sống như gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống.
Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm thường bao gồm những nhóm người làm công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng; hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, thường dễ gặp vấn đề về đĩa đệm. Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống; Người có thói quen kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi không đúng; Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút…Người cao tuổi, thường ở độ tuổi trên 50 do tình trạng lão hóa xương khớp…
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy vào tình trạng của đĩa đệm. Trên thực tế, có 2 loại thoát vị đĩa đệm là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội, cơn đau lan tỏa khắp vùng thắt lưng, không thể cử động. Cơn đau có thể lan xuống dưới ngực và vùng sườn, 2 chân không thể gấp duỗi như bình thường. Đau tăng lên khi ngồi, nằm, ho, vận động mạnh.
Còn khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau cứng vùng cổ vai gáy, lan dần xuống phía tay, tê bì khắp bàn tay, cử động cổ thì càng cảm thấy đau, ngoài ra còn có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
Nếu cảm thấy đau đớn các vùng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời, tránh để lâu gây ra biến chứng không mong muốn.
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng có thể thực hiện một số động tác massage cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là cách thực hiện:
- Massage day bấm một số huyệt như huyệt Cách du, Thận du và Đại trường du. Các huyệt này đều có tác dụng tốt trong việc giảm đau lưng, đặc biệt dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống ở lưng.
- Thực hiện bài massage lưng:
+ Bước 1: Thực hiện làm giãn cơ lưng bằng cách dùng mu bàn tay ấn và day theo chuyển động tròn, di chuyển đi lên đi xuống dọc hai bên cột sống lưng. Tiếp theo, dùng 2 tay xoa bóp, vuốt miết, kết hợp động tác kéo da và thịt ở phần cơ bắp dọc 2 bên cột sống rồi thả tay ra để làm thư giãn phần mô mềm.
+ Bước 2: Dùng lòng bàn tay day ấn tại điểm đau của người bệnh với lực tác động vừa đủ.
Lưu ý khi massage bấm huyệt hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, các ban tránh không tác động vào cột sống để không làm tổn thương đốt sống; bên cạnh đó, hãy chú ý cảm nhận của người bệnh, nếu đau đớn, khó chịu khi massage thì cần dừng lại hoặc điều chỉnh lực tác động phù hợp.