Ngoài những nguyên nhân do bị chấn thương vì tai nạn; vận động không đúng cách khi làm việc, hoạt động, chơi thể thao…có thể xảy ra với bất kỳ ai, thì đau gót chân thường gặp ở người cao tuổi do tình trạng xương gót chân bị thoái hóa; hoặc các bệnh lý liên quan đến xương khớp ở gót chân như viêm gân cơ gót, viêm gân cơ bàn chân, viêm lớp đệm xương gót…Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời đều có thể biến chứng nguy hiểm và khó chữa trị, hồi phục.
Đau gót chân là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sự vận động của người bệnh, vì vậy nó không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu, suy giảm sức khỏe mà còn cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh đi khám và được điều trị kịp thời, đúng cách; tình trạng đau gót chân có thể được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó, áp dụng liệu pháp massage cũng là cách trị đau gót chân hiệu quả được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Massage tác động vào những vị trí, khu vực cần thiết để thúc đẩy máu lưu thông; giúp cơ xương khớp thả lỏng và thư giãn nên giảm đau nhanh chóng. Không chỉ vậy, massage xoa bóp còn hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý đạt kết quả khả quan hơn nhờ cung cấp đầy đủ dưỡng chất và ô xy đến các nơi bị thương tổn để giúp phục hồi tốt hơn.
Trước khi tiến hành massage xoa bóp, các bạn nên ngâm chân trong nước ấm có thêm chút muối và gừng tươi giã nhỏ thì càng tốt.Ngâm chân sẽ làm da mềm mại và lỗ chân lông thông thoáng, giúp thực hiện các động tác dễ dàng và nâng cao hiệu quả massage.
Tiếp đến, cho một chút tinh dầu lên khu vực bàn chân và xoa bóp toàn bộ bàn chân một cách nhẹ nhàng để tinh dầu ngấm sâu vào trong da, làm da nóng ấm lên, kích thích khí huyết lưu thông.
Bắt đầu massage khu vực gót chân bằng cách dùng các ngón tay ấn nhẹ lên gót chân để tìm vị trí đau nhức nhất. Khi đã xác định được chỗ đau, các bạn dùng đầu ngón tay cái day ấn tại điểm này theo chuyển động tròn với lực từ nhẹ nhàng đến mạnh hơn, từ chậm rãi đến nhanh hơn trong khoảng 3 phút.
Tiếp đến, thực hiện massage day bấm tại huyệt Dũng tuyền nằm ở chỗ hõm của lòng bàn chân. Cách tác động là dùng đầu ngón tay cái day ấn tại điểm huyệt và bấm giữ trong khoảng 1 phút với lực mạnh đến mức có thể chịu được. Khi thấy hơi đau và căng tức ở vị trí huyệt thì dừng lại.
Tiếp theo, các bạn massage bấm huyệt Túc căn với cách tương tự như huyệt Dũng tuyền. Huyệt Túc căn có vị trí ở phía trong cánh tay, từ nếp gấp cổ tay đo lên 8cm về phía khuỷu tay. Huyệt này có tác dụng trị đau gót chân vì nhiều nguyên nhân khác nhau rất hiệu quả.
Ngoài ra, các bạn nên thực hiện massage bấm huyệt Phong trì, vị trí ở phía đáy hộp sọ, gồm hai điểm nằm đối xứng qua rãnh ở sau gáy. Massage bấm huyệt này có tác dụng kích thích máu lưu thông đến chân và gót chân tốt hơn; giúp nhanh chóng phục hồi thương tổn.
Các vị trí huyệ đạo khác cũng có tsc dụng trị đau gót chân là huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Giải khê, Côn lôn…
Để phương pháp massage bấm huyệt giảm đau gót chân đạt kết quả rõ rệt, các bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 1-2 lần cho đến khi tình trạng đau đỡ hẳn.