Các huyệt ở lòng bàn chân và cách massage

Ngày đăng 27/07/2022 13:45

Bàn chân là một trong những vị trí tồn tại nhiều huyệt đạo nhất trên cơ thể người. Các huyệt đạo được sử dụng nhiều nhất bao gồm huyệt Dũng tuyền, huyệt Thương khâu, huyệt Thái xung, huyệt Nội Đình, huyệt Bát Phong và huyệt Giải Khê. Đây là các vị trí huyệt đạo được sử dụng phổ biến nhất trong các liệu trình trị bệnh bằng masage bấm huyệt và được chứng minh có thể đem lại hiệu quả thật sự cho sức khoẻ người bệnh.

Nhiều người còn nói bàn chân là cơ thể thứ hai của con người, từ phần hông trở lên, bàn chân trái sẽ tương ứng với các vị trí cơ thể bên phải và ngược lại, bàn chân phải cũng sẽ tương đương với các vị trí cơ quan thuộc nửa thân trái. Vì lòng bàn chân là vị trí thấp nhất trên cơ thể, vì vậy nơi đây cũng là điểm tận cùng của các dây thần kinh và mạch máu, tồn tại nhiều các độc tố trong cơ thể người bệnh bị dồn đọng tại đây.

Khi thực hiện massage bấm huyệt tại gan bàn chân, ta có thể giúp làm loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện masage tại gan bàn chân, ta cũng có thể đánh giá hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể thông qua nét mặt người bệnh.

Các huyệt ở lòng bàn chân và cách massage

Phương pháp này được bắt nguồn từ y học cổ truyền đã được phát triển qua hàng trăm năm. Phương pháp này còn được đánh giá là rất an toàn và dễ thực hiện, vì vậy ta hoàn toàn có thể tự thực hiện bấm huyệt tại nhà nhằm cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. 

Khi bắt đầu bấm huyệt, ta sẽ xoa tròn khắp lòng bàn chân với lực tay mạnh để làm ấm bàn chân, kích thích các dây thần kinh và mạch máu ở đây, tiếp đó ta cũng có thể chú ý đến những vùng nằm ở bàn chân mà ta cảm thấy đau nhức nhiều hơn, đây có thể là những vị trí tương ứng với những cơ quan hoạt động kém hơn bình thường.

Sau khi nhận thấy những điểm đau nhức, ta dùng đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng tại các điểm, day bóp nhẹ nhàng trong khoảng 15 - 20 giây, tiếp theo xoa bóp lần lượt theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 10 vòng. Thực hiện động tác này đều đặn từ 1 - 2 lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe rất tốt. 

Tuy massage bấm huyệt tại nhà có thể đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh, ta vẫn cần phải chú ý một số trường hợp không nên thực hiện bấm huyệt, tránh làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Không nên thực hiện masage sau khi ăn cơm no hoặc khi sử dụng rượu bia, không nên thực hiện masage khi chân bị đau nhức hay có vết thương hở. Những đối tượng như phụ nữ có thai, người bị sốt, ung thư, trong người có khối u hoặc vết thương hở cũng không nên thực hiện masage bấm huyệt. Ngoài ra, sau khi tập thể dục ta nên massage chân để các cơ được thư giãn thoải mái. Nên bấm huyệt từ chân trái trước, chân phải sau.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện ngâm chân với nước ấm, sử dụng một số kem dưỡng để bài massage có hiệu quả tốt hơn.