Viêm khớp là bệnh để chỉ rối loạn ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Hiện nay, có tới hàng trăm loại viêm khớp, không chỉ làm tổn thương khớp mà còn có thể tổn thương các vùng cơ quan khác. Tuy nhiên, chỉ có 2 loại viêm khớp phổ biến nhất hiện nay là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Viêm xương khớp là tình trạng sụn khớp bị viêm. Sụn khớp vốn là các mô bọc đầu xương khớp, giúp cho các đầu xương dễ dàng vận động khi con người di chuyển. Tuy nhiên, nếu viêm xương khớp xảy ra, các sụn bị tổn thương thì khớp sẽ cứng lại, khó chuyển động, biến dạng thậm chí xương va vào nhau rồi lệch khỏi vị trí. Những khớp dễ bị viêm là khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Viêm xương khớp chủ yếu xảy ra ở tuổi trên 40, tuy nhiên ngày càng nhiều ngườ trẻ mắc căn bệnh này.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch bị rối loạn, dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể gây ra tổn thương ở niêm mạc khớp, gây sưng đau nhức ở khớp, các màng hoạt dịch có vấn đề khiến khớp không còn được như bình thường. Nếu để lâu thì bệnh này có thể khiến cho xương bị xói mòn và biến dạng, không thể sinh hoạt hàng ngày hay cầm nắm đồ vật.
Nguyên nhân bệnh viêm khớp sẽ có 2 nhóm nguyên nhân chung gồm:
- Do khớp đã có dấu hiệu bị thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp…
- Các nguyên nhân ngoài khớp: rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, hệ thống miễn dịch có vấn đề gây tổn thương khớp.
Khi bị viêm khớp, người bệnh sẽ có cảm giác đau sâu bên trong khớp, đau cả khi vận động hoặc chỉ đang ngồi nghỉ ngơi; khớp bị giới hạn vận động, đau tăng dần khi người bệnh vận động; sưng và cứng khớp, đỏ vùng da quanh khớp; lúc cử động có tiếng lạo xạo, nghe rõ nhất vào buổi sáng. Ở một số người, ngoài đau nhức xương khớp còn có thêm 1 số triệu chứng khác như sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở...
Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm khớp sẽ là các đối tượng như:
- Người từ 40 tuổi trở lên, xương khớp đã có dấu hiệu thoái hóa.
- Nam giới dễ bị hơn nữ giới.
- Người làm các công việc lao động nặng, bê vác đồ nặng thường xuyên, ngồi lâu trong một tư thế.
- Người tập thể dục thể thao sai tư thế hoặc đứng ngồi sai tư thế.
- Người bị chấn thương ở khớp.
- Người thừa cân, béo phì.
Để giảm các triệu chứng cũng như điều trị bệnh viêm khớp có hiệu quả, bên cạnh việc điều trị bằng phác đồ riêng của bác sĩ, bạn có thể tìm đến phương pháp massage. Massage là phương pháp an toàn, ít gây biến chứng nguy hiểm. Cách thực hiện chung cho mọi vùng xương khớp như sau:
- Dùng ngón tay tìm đến các vùng xương khớp đau nhức.
- Chà xát liên tục vùng này cho đến khi nóng lên thì dừng lại.
- Dùng 2 ngón cái day tròn tại điểm đau với 1 lực vừa đủ trong khoảng 5-7 phút.
- Day ấn ra các vùng xung quanh điểm khớp bị đau nhức.
Tuy nhiên đối với bệnh viêm khớp, massage chỉ nên thực hiện cho những người đang ở mức độ nhẹ, không nên thực hiện với người ở mức độ nặng vì dễ làm khớp bị tổn thương nặng hơn. Người mắc bệnh này cũng cần phải có sự đồng ý của bác sĩ mới được thực hiện massage.