Cách thực hiện massage trị rối loạn lo âu

Ngày đăng 30/06/2022 15:05

Rối loạn lo âu là 1 loại rối loạn cảm xúc mà rất nhiều người mắc phải. Lo âu trong đời sống bình thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khi việc được giải quyết thì bạn cũng sẽ chấm dứt lo âu. Tuy nhiên, nếu lo âu kéo dài dù không có nguyên nhân tác động cũng khiến bạn lo quá mức thì rất có thể bạn đang mắc phải lo âu bệnh lý. Rối loạn lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. 

Rối loạn lo âu rất đa dạng, đó có thể là những loại như sau: 

- Rối loạn lo âu lan tỏa: lo âu, lo lắng quá mức nhiều sự kiện, hoạt động. Người bệnh khó kiểm soát sự lo âu của bản thân, luôn căng thẳng cơ, bực tức, khó ngủ, bứt rứt hàng ngày.

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): thường có những suy nghĩ ám ảnh và có hành vi lặp đi lặp lại mà người bệnh hoàn toàn không thể kiểm soát. Các ám ảnh, cưỡng chế ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt, hoạt động xã hội và nghề nghiệp của người bệnh. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy bó buộc phải thực hiện hành vi cưỡng chế để giảm sự đau khổ, đồng thời căn bệnh này cũng khiến người bệnh mất tập trung, làm giảm hiệu quả công việc khiến họ tránh né các hoạt động.

Cách thực hiện massage trị rối loạn lo âu

- Rối loạn hoảng loạn: người bệnh bị sợ hãi cực độ, thường xảy ra ngắn và đột ngột kèm triệu chứng đau tim, khó thở, đau ngực… Trong 1 số trường hợp, người bệnh không thể kiểm soát bản thân, phải hạn chế giao tiếp.

- Rối loạn lo âu xã hội: lo lắng quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày. Người bệnh luôn cảm thấy xấu hổ, sợ nói trước đám đông, sợ ánh đèn sân khấu, sợ gặp gỡ người lạ…

Triệu chứng chung của rổi loạn lo âu là lo lắng quá mức, cảm thấy khó thở, khó ngủ, khó có thể đứng yên và tập trung, hoảng loạn, sợ hãi, không an toàn, lo lắng cả trong giấc ngủ, không thể giữ bình tĩnh và đứng yên, lạnh, đổ mồ hôi, run tay hoặc chân, tim đập nhanh, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu thường là những nguyên nhân như:

- Do di truyền: cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử mắc phải bệnh về tâm lý.

- Sang chấn tâm lý khi còn nhỏ, nét tính cách dễ lo âu, sợ hãi. 

- Yếu tố môi trường, xã hội: stress kéo dài từ gia đình, môi trường sống, môi trường làm việc…

Khi bị rối loạn lo âu, người bệnh nên dành thời gian khám tại các bệnh viện tâm thần hoặc gặp bác sĩ tâm lý để giải quyết tình trạng của bản thân. Đồng thời, khi các triệu chứng lo âu tái phát, người bệnh nên thực hiện 1 số kĩ thuật massage để trấn an bản thân.

Chủ yếu các phương pháp massage sẽ thực hiện trên bàn tay, cách thực hiện như sau: 

- Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, hít thở đều. 

- Day ngón tay cái để giảm căng thẳng, lo âu.

- Day ngón tay trỏ liên tục để giảm lo lắng và sợ hãi.

- Day và ấn nhẹ ngón tay giữa để kiểm soát cảm xúc. 

Thực hiện các động tác massage trên đây khi cảm thấy lo lắng sẽ giúp bạn ổn định tinh thần nhanh chóng. Ngoài ra, để ngăn ngừa cảm xúc này, các bạn cần luôn chú ý hít sâu thở đều; luôn giữ tinh thần thư giãn; nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ để nâng cao thể lực…