Hiểu về tình trạng đau cách hồi

Ngày đăng 20/03/2021 14:52

Đau cách hồi theo các chuyên gia là hiện tượng bị đau theo từng cơn ở một nhóm cơ nào đó bên trong cơ thể. Nó thường xuất hiện khi làm việc, vận động quá sức. Nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra tình trạng đau cách hồi là do xơ vữa động mạch.

Đau cách hồi cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau cách hồi

- Một trong những nguyên nhân chính gây ra đau cách hồi là do động mạch ngoại biên. Những trường hợp bị động mạch ngoại biên sẽ khiến quá trình cung cấp máu đến các chi bị giảm, khi các chi không được cung cấp đủ máu, lâu dần bị hư tổn và dẫn đến các cơn đau. 

- Tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol tích tụ quá nhiều tại thành động mạch, nó cản trở quá trình lưu thông của máu cũng sẽ dẫn tới đau cách hồi.

- Ngoài ra, tình trạng đau cách hồi còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: Bệnh đau thần kinh ngoại biên; Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu; Bệnh cơ xương; Tình trạng hẹp ống sống...

- Đau cách hồi thường gặp ở người già, đặc biệt là những người mắc các bệnh tiểu đường, người béo phì…

- Người nghiện thuốc lá cũng rất dễ mắc bệnh.

Hiểu về tình trạng đau cách hồi

Phương pháp điều trị đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch

Điều trị nguyên nhân

Để điều trị dứt điểm đau cách hồi cần điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, bệnh động mạch ngoại biên được cho là gây ra tình trạng đau cách hồi, do vậy phải điều trị động mạch ngoại biên thì mới trị dứt điểm tình trạng đau cách hồi.

Những yếu tố nguy cơ gây ra động mạch ngoại biên là do:

Người bệnh bị huyết áp cao;

Bị tăng cholesterol máu;

Mắc bệnh đái tháo đường…

Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

Có chế độ ăn uống hợp lý;

Luyện tập thể dục thường xuyên;

Kiểm soát cân nặng ở mức cho phép;

Không hút thuốc lá... 

- Những trườn hợp bị đau cách hồi nặng, có thể cần phải can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

Luyện tập trong điều trị đau cách hồi 

Luyện tập là liệu pháp trị liệu ban đầu của đau cách hồi. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh, bệnh lý nền, tình hình sức khỏe của người bệnh mà đưa ra phương pháp luyện tập phù hợp. Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra khoảng 60 phút để luyện tập và tốt nhất nên luyện tập dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Thay đổi lối

Người bệnh cần tuân thủ chế dộ ăn uống khoa học, phù hợp;

Không hút thuốc lá;

Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao theo chỉ dẫn của bác sĩ;

Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể…

Kiểm soát tiểu đường;

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nhìn chung, khi đi khám bác sĩ sẽ giải thích kỹ cho người bệnh về nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.